Algo

Friday, January 28, 2005

Quang Dũng

...............................
..................
...........

Anh đã từng rất thích hành em, làm như rất ghen với Quang Dũng cho đến một ngày anh nghe chú ấy hát. Nhưng đây mới là Quang Dũng mà em ... yêu nhất :)

From VnExpress
Thứ năm, 20/1/2005, 09:42 GMT+7

Tấm lòng của tác giả 'Tây Tiến'


Nhà thơ Quang Dũng.

Thuở nhỏ sống khá giả, nhưng nhà thơ Quang Dũng tập được cho mình tác phong sống bình dân, dễ hòa đồng ở mọi nơi, mọi lúc. Cốt cách thi sĩ bẩm sinh của một nhà thơ đào hoa luôn hiện ra lồ lộ, nhưng chất nghệ sĩ của Quang Dũng không kiểu cách, cao xa mà lại luôn gần gũi, thân thiết.

Hào hoa phong nhã, nhưng lại phải trải qua vô vàn thiếu thốn vật chất, từ manh áo đến miếng ăn. Tuy nhiên, cũng nhờ sự thiếu thốn ấy mà nhiều người biết tìm thấy niềm vui và sự thỏa mãn tột cùng trong những cái bình dị, đơn giản nhất. "Đặc sản" khoái khẩu của Quang Dũng, như nhà văn Thanh Châu nhớ lại, là "khoai lang hàng bà cụ phố Tuệ Tĩnh, kẹo vừng ông lão ngồi cửa chợ Hôm, quán cơm đầu ghế bất kể chợ nào, quán nước chè tươi nấu bằng nước mưa, nước sông Hồng truyền thống.

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành". Đó là khẩu khí của những người vì nghĩa lớn coi mọi thiếu thốn, cam go, chết chóc là chuyện nhỏ, dù rất lưu luyến với mọi biểu hiện dù nhỏ nhất của một đời sống tinh tế.

Những ai từng gặp Quang Dũng lúc ông còn sống hẳn đều nhớ tới vóc dáng cao lớn, lực lưỡng của ông. Người ta kể lại rằng, có lần Quang Dũng đi thực tế dọc sông Đà trong những năm chiến tranh, cứ thơ thẩn mọi nơi. Thấy vậy, một cán bộ an ninh địa phương đã cảnh giác theo dõi ông từng bước, chỉ tới khi nhận ra tác giả của bài thơ Tây Tiến, anh ta mới tay bắt mặt mừng. "Vai ba tấc rộng, thân mười thước cao" như vậy nhưng đi đâu, trông Quang Dũng lúc nào cũng như muốn thu mình lại.

Nhà thơ Ngô Quân Miện nhớ lại, một lần Quang Dũng vào chùa Bà Đá (Hà Nội) vẽ những gốc đào nở hoa. "Thấy anh hiền và vui, nhà chùa rất mến, cho anh gửi nhờ giá vẽ và mời anh thụ lộc Phật. Thậm chí những người ăn mày tụ tập ở chùa cũng mến anh, hôm nào thấy anh đến là cùng nhau chào "ông bạn" họa sĩ đã đến. Quang Dũng không ngần ngại chia sẻ với những người khốn khổ ấy miếng bánh chưng ngày Tết"... Chẳng thế mà ông từng viết: "Ăn mày là ai, ăn mày là ta. Đói cơm rách áo hóa ra ăn mày".

(Theo Công An Nhân Dân)

1 Comments:

  • At 5:16 PM, January 28, 2005, Blogger Khoai said…

    ơi những con đường xưa...
    những mùa thay lá...
    Cổng cũ rêu phong...
    Ý đợi người...

    Em mãi là hai mươi tuổi
    Anh mãi là mùa xanh xưa
    Giữ trọn tình người cho đẹp

     

Post a Comment

<< Home